Quy tắc về văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp các nhà lãnh đạo cần thuộc lòng

: :

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là mối quan hệ, cách ứng xử  có văn hóa trong hoạt động đối nội, đối ngoại để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được coi là chìa khóa mở ra sự thành công xóa nhòa mọi khoảng cách, tạo nên sự gần gũi đưa mọi người đến gần nhau hơn. Vậy trong doanh nghiệp cần  tuân theo những quy tắc gì về ứng xử để ngày càng phát triển, hãy đọc ngay bài viết sau!

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp gồm những văn hóa gì?

Để xây dựng một doanh nghiệp bền vững, thì văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp cũng cần phải bền vững. Mỗi đơn vị cần phải tập trung vào việc gây dựng nguyên tắc văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Văn hóa ứng xử là nhân tố quan trọng góp phần làm sáng thêm hình ảnh doanh nghiệp của bạn, tạo nên bản sắc riêng đa màu cho mỗi doanh nghiệp.

Hiện nay, ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng vào việc xây dựng văn hóa ứng xử cho riêng mình, cách ứng xử mang tính “ăn xổi” đến đâu hay đến đó. Vì vậy, mâu thuẫn nội bộ, nhân viên nghỉ việc, thiếu trách nhiệm trong công việc, ỉ lại, không tôn trọng cấp trên đồng nghiệp,… diễn ra phổ biến.

Một doanh nghiệp muốn đi được đường dài, phát triển vượt trội thì phải có sự đồng lòng, nhất quán trong nội bộ bằng cách xây dựng một tiêu chuẩn chung về văn hóa ứng xử phù hợp với tác phong làm việc của công ty và của cả cộng đồng. Dưới đây là bộ quy ước văn hóa chung nhất mỗi công ty cần nắm rõ và áp dụng có chọn lọc cho đơn vị của mình:

  • Văn hóa trong việc giới thiệu và tự giới thiệu:  giới thiệu người đến sau với người đến trước, nhắc tên người có chức vị cao trước, nên nêu tên và giới thiệu công việc với đối tác, khách hàng. Khi giới thiệu cần cúi đầu chào nhau, bắt tay, tỏ thái độ thân thiện với mọi người.
  •  Văn hóa chào hỏi: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” chào hỏi là kỹ năng cần thiết trong môi trường doanh nghiệp. Từ cách bắt tay, xưng hộ, thái độ, hành vi,… khi chào hỏi đều tuân theo quy tắc, nếu làm sai như chào tỏ vẻ bỡn cợt, chào không nhìn vào người đối diện, chào tỏ thái độ hậm hực,… dễ gây phản cảm hoặc “thiếu văn hóa”.
  • Văn hóa nói chuyện: Nói chuyện khôn khéo sẽ tạo mối quan hệ chặt chẽ cho công ty của bạn và đối tác, gắn kết các đồng nghiệp lại với nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần tôn trọng văn hóa ứng xử, luôn cập nhật, bổ túc những điều hay về văn hóa nói chuyện cho nhân viên.
  • Văn hóa ứng xử với khách hàng: Khách hàng là người tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, do đó luôn lịch sự, tôn trọng, tận tâm, là văn hóa mà nhiều doanh  nghiệp hướng tới.
  • Văn hóa ứng xử với đồng  nghiệp: hãy sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn. Hãy đối xử với mọi người bằng tấm lòng trân thành, đừng cố tỏ ra thân thiện một cách thái quá, bởi điều đó đôi khi sẽ khiến mọi người không vui.
  • Văn hóa ứng xử với cấp trên/dưới: Cấp trên nên tạo môi trường chuyên nghiệp, thân thiện tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có cơ hội phát triển, đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi từ nhân viên, động viên, khuyến khích hoặc phê bình người dưới quyền đúng lúc, đúng chỗ. Cấp dưới cũng phải giữ thái độ lịch sự, nghiêm túc, chấp hành đúng, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. Giữ gìn uy tín cho công ty, cấp trên.
  • Văn hóa ứng xử trong công việc: tôn trọng không gian chung của mọi người, vệ sinh nơi làm việc, giờ giấc làm việc khoa học, có trách nhiệm với công việc, tác phong chuyên nghiệp là điều mỗi cá nhân nên làm
  • Văn hóa khi giao tiếp qua điện thoại: cần chào hỏi, xưng danh, ăn nói lịch sự lễ phép, chuyên nghiệp và khéo léo. Khi nói nên ngắn gọn, rõ ràng, không tranh cãi và giữ thái độ bình tĩnh. Đặc biệt, không cắt ngang lời người khác hay tắt máy đột ngột.
  • Văn hóa  hội họp: Chú trọng đến việc xây dựng các quy tắc về giờ giấc hội họp, trang phục, chỗ ngồi, ứng xử trong quá trình hội họp,…
  • Văn hóa liên quan đến việc tổ chức hoạt động ngoài công việc: Sự đóng góp của cá nhân đó cho cộng đồng như thế nào, quan hệ với mọi người ra sao,…

Các bước xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.

Hiện nay đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều có sự đầu tư xây dựng văn hóa ứng xử cho doanh nghiệp mình nhằm thu hút nhân tài, tạo dựng hình ảnh cho công ty. Dưới đây là 3 bước hình thành nên văn hóa ứng xử doanh nghiệp, các đơn vị nên tham khảo.

Bước 1: Đánh giá thực trạng văn hóa của công ty

Đánh giá là một công việc cực kỳ khó, tuy nhiên khi công ty xuất hiện các dấu hiệu của nền văn hóa độc hại sau thì ngay lập tức nên xem lại văn hóa ứng xử công ty của bạn:

Nhân viên nghỉ việc liên tục: Khi nhân viên nghỉ việc tức là họ không hài lòng về vấn đề gì đó trong công ty.
Giao tiếp nội bộ trong công ty kém: Mọi người ngại giao tiếp với nhau, không nói cười, không tương tác, tương tác nhưng gượng ép..
Mọi người có thói quen xấu: hay đi làm trễ, kỷ luật kém, ngồi lê đôi mách,…
Quản lý và nhân viên có sự chia bè phái với nhau
Mọi người không  lên tiếng trong các buổi thảo luận ở cuộc họp


Bước 2: Xác định nền văn hóa ứng xử cho công ty của mình

Mỗi một doanh nghiệp cần có một nền văn hóa riêng, hãy nghĩ thật kỹ về điều bạn muốn cho doanh nghiệp của mình, đồng thời phân tích những sức mạnh vốn có của công ty bạn, tìm  hiểu văn hóa ở công ty khác để áp dụng có chọn lọc.

Bước 3: Tiến hành thực hiện văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Bạn cần thành lập đơn vị phụ trách về văn hóa ứng xử kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó lê kế hoạch cụ thể. Trong khi triển khai cần làm rõ:

Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp cho các nhân viên trong công ty, đặc biệt là người mới.
Tầm quan trọng trọng của văn hóa ứng xử trong các cuộc hội họp của công ty.
Triển khai văn hóa cụ thể trong công ty qua: team building, đồng phục, du lịch, khen thưởng,…
Nếu muốn “trao thân gửi phận: của mình vào nơi có thể phát triển bền vững, có tiềm năng thăng tiến thì bạn cần chọn nơi có quy tắc và thực hiện hệ thống quy tắc văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tốt. Bởi văn hóa phù hợp sẽ giúp nhân viên hạnh phúc, cống hiến hết mình để thành công.